V-League là gì? Tìm hiểu các thông tin liên quan đến V-League

V-League là gì? Tìm hiểu các thông tin liên quan đến V-League

Khi hiểu được V-League là gì, người hâm mộ sẽ nắm được tường tận hơn hơn về giải đấu. Tuy nhiên, số người hâm mộ hiện nay thực hiện được điều này lại không nhiều. Thấu hiểu được điều này, BK8 sẽ tổng hợp và bật mí đến anh em một số thông tin sau đây. 

V-League là gì?

V-League chính là tên được viết tắt của giải vô địch bóng đá quốc gia Việt Nam – Giải đấu bóng đá cao nhất trong hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Giải đấu này do VPF – Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam điều hành và là 1 trong các giải bóng đá lớn trên thế giới.

Ở mỗi mùa giải sẽ có 14 câu lạc bộ tham gia với thể thức thi đấu vòng tròn sân khách và sân nhà. Đội bóng giành ngôi vị vô địch sẽ được tham gia AFC Champions League mùa sau. 

Năm 1980, giải đấu được ra đời với tên gọi là Giải bóng đá A1 toàn quốc và Tổng Cục Đường Sắt chính là câu lạc bộ giành chức vô địch ở mùa giải đầu tiên. Trong lịch sử V-League tính từ 1980 thì câu lạc bộ thành công nhất chính là Thể Công/CLB Quân đội/Viettel với tổng số lần vô địch là 6. 

Bắt đầu từ mùa giải 2000 – 2001, giải đấu này đã chính thức trở thành chuyên nghiệp. Đi kèm với đó, nhiều câu lạc bộ đã tuyển dụng các chân sút ngoại về để chơi. Năm 2012, Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) chính thức là đơn vị có quyền hạn tổ chức giải đấu. 

Để có thể giải thích V-League là gì không phải là điều đơn giản với nhiều người
Để có thể giải thích V-League là gì không phải là điều đơn giản với nhiều người

Số lượng đội bóng tham gia thi đấu tại V-league

Khi tìm hiểu V-League là gì thì anh em sẽ thấy được rằng số lượng đội bóng tham gia tranh tài tại giải đấu bóng đá hàng đầu Việt Nam luôn có sự thay đổi, biến động ở mỗi giai đoạn. Cụ thể như: 

Giai đoạn trước chuyên nghiệp

Năm 1980, sân chơi này lần đầu tiên được tổ chức và được chia thành 3 khu vực với sự góp mặt của 17 đội bóng và duy trì cho đến năm 1995. Đến mùa giải năm 1996, thể thức thi đấu theo vòng tròn hai lượt với 12 đội tham gia. 

Tuy nhiên, ở giai đoạn trước khi giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam chuyển sang quy mô chuyên nghiệp, số lượng đội bóng tham gia ở mùa giải mỗi năm gần như sẽ có sự thay đổi. Có đôi khi là 20, 19, 18, 17 hoặc thậm chí là 16 đội tham gia. Tuy nhiên, cũng có những thời gian đỉnh điểm lại có sự gia tăng đột biến về số lượng khi lên tới 27 hoặc 32 đội góp mặt thi đấu. 

Giai đoạn chuyên nghiệp

Khi giải đấu chính thức hoạt động theo con đường chuyên nghiệp, số lượng đội bóng tham gia cũng được co lại nhưng vẫn giữ sự không ổn định. Cụ thể, ở mùa giải 2000/2001 và 2001/2002 thì chỉ có 10 đội tham gia. Những ở giai đoạn từ 2003 – 2005 thì con số các câu lạc bộ tham gia thi đấu tại V-League lại tăng lên là 12 đội. 

Đến mùa giải 2006 thì số lượng đội bóng đã là 13. Và ở mùa giải tiếp theo đó, lịch sử thi đấu giải vô địch Quốc gia lần đầu chứng kiến màn tranh tài của 14 đội bóng. Sau đó, con số này đã được giữ nguyên và duy trì trong vòng 6 năm. 

Ở mùa giải 2013, trước tình hình các đội bóng hàng loạt bị giải thể hoặc chuyển giao, số lượng câu lạc bộ tham gia chơi tại V.League giảm xuống còn 12. Và ở mùa giải 2014, con số dự kiến thi đấu sẽ là 14 nhưng do kinh phí không đủ, KienLongBank Kiên Giang đã không đăng ký nên số lượng tham gia chỉ là 13 đội. Từ mùa giải 2015 cho đến nay, quân số câu lạc bộ tham dự được duy trì và giữ nguyên là 14 đội. 

Số lượng đội bóng tham gia tranh tài tại V-League luôn có sự thay đổi ở mỗi mùa
Số lượng đội bóng tham gia tranh tài tại V-League luôn có sự thay đổi ở mỗi mùa

Các vòng đấu của V-League là gì?

Tùy thuộc vào số lượng câu lạc bộ đăng ký tham gia thi đấu mà giải đấu sẽ có bao nhiêu vòng. Theo đó, hai mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên, giải đấu chỉ có 10 câu lạc bộ tham gia. Tuy nhiên, đến những mùa giải tiếp theo thì tổng số đã tăng lên là 12 câu lạc bộ. Từ mùa giải 2006 cho đến nay, số lượng câu lạc bộ tham gia thi đấu là 14.

Năm 2020, ban tổ chức đã quyết định không tăng, không giảm mà giữ nguyên số lượng các câu lạc bộ thi đấu. Đồng thời, cũng từ mùa giải năm 2020, số lượng vòng đấu cũng tăng lên là 26 vòng. Cụ thể như sau: 

  • Giai đoạn 1: Diễn ra với 13 vòng đấu.
  • Giai đoạn 2: Diễn ra với 7 vòng đấu.
  • Giai đoạn 3: Diễn ra với 5 vòng đấu.
Các vòng đấu của V-League là gì
Các vòng đấu của V-League là gì

Thể thức thi đấu của giải đấu bóng đá V-League là gì?

Trước khi được biết đến với tên là V-League, giải đấu được gọi là giải vô địch bóng đá A1 toàn quốc. Năm 1980, sân chơi này lần đầu tiên được tổ chức và được chia thành 3 khu vực với sự góp mặt của 17 đội bóng. Sau đó, mỗi miền sẽ chọn ra 1 đội mạnh nhất để tham dự chung kết. Và ở mùa giải đầu tiên, Hải Quan và Công An Hà Nội đã bị Tổng cục Đường Sắt đánh bại. 

Thể thức thi đấu tiếp tục áp dụng theo hình thức chia khu vực cho đến năm 1995 thì thay đổi sang vòng tròn lượt đi lượt về và áp dụng cho tới ngày nay. Năm 2000, giải vô địch quốc gia chính thức đổi tên thành V.League và hoạt động theo quy mô chuyên nghiệp. Đến năm 2012, vấn đề trọng tài khiến cho các đội bóng có phản ứng vô cùng gay gắt. Lúc này, các ông bầu đã quyết định thành lập công ty VPF để điều hành giải đấu. 

Cách thức tính điểm 

Cách thức tính điểm của giải đấu bóng đá V-League là gì? Quy định được áp dụng cụ thể như sau: 

  • Trước mùa giải 1996: Thua sẽ không được cộng hay trừ điểm, hòa được cộng 1 điểm, thắng được cộng 2 điểm. 
  • Từ mùa giải 1997 trở đi: Thua sẽ không được cộng hay trừ điểm, hòa được cộng 1 điểm, thắng được cộng 3 điểm. 
  • Tuy nhiên, ở mùa giải 1994 và mùa giải 1995: Trong trường hợp 2 đội hòa nhau sau 90 phút thi đấu chính thức sẽ không đá hiệp phụ mà đá luân lưu để chọn đội thắng. 
Thể thức thi đấu của giải đấu bóng đá V-League là gì?
Thể thức thi đấu của giải đấu bóng đá V-League là gì?

Cách thức xếp hạng

Để xếp thứ hạng đội bóng từ cao đến thấp, sẽ căn cứ vào kết quả đối đầu giữa các đội trong vòng đấu. Cách phân thứ hạng giữa các đội bóng hiện nay chính là ưu tiên điểm số, sau đó mới tới kết kết quả đối đầu, hiệu số thắng thua và cuối cùng là tổng số bàn thắng.

Cách tính này tương đối rắc rối nếu có 3 đội cùng điểm số. Minh chứng là mùa giải 2017, cách tính này đã phải áp dụng trong những lượt đấu cuối của cuộc đua “tam mã” ở ngôi vị vô địch là Thanh Hóa, Hà Nội và Quảng Nam. 

Lời kết

Nội dung của toàn bộ bài viết BK8 mang đến chính là những chia sẻ để anh em có thể hiểu rõ V-League là gì. Hy vọng bạn qua đó đã bỏ túi nhiều kiến thức hơn cho bản thân. Từ đó, quá trình theo dõi các trận đấu thuộc khuôn khổ giải đấu bóng đá hàng đầu Việt Nam này được thuận lợi hơn.